Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Phụ nữ - Đồ trang sức hay những mảnh ghép cuộc đời

Tiền nhân đã có câu: “Đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng một người phụ nữ”. Vậy  người phụ nữ chính là đồ trang sức cho đức lang quân của họ? Nhất là khi đức lang quân lại đang tham gia vào chốn quan trường, họ không khác nào một “đối tác” có lợi để làm “bàn đạp” cho chồng chiến thắng trong cuộc chiến bảo toàn tiền đồ chính trị đầy cam go này.


Người phụ nữ có thể hi sinh bản thân, cái tôi của mình để chồng của họ đạt được mục tiêu đề ra. Họ tự đòi hỏi bản thân phải cống hiến, phải hi sinh và cũng phải lăn xả vào những “cuộc chiến  giữa những người vợ” để làm người chồng mình được tôn vinh, được hãnh diện.
Nhìn những ánh hào quang trói lòa đó, ta tưởng như người phụ nữ của những người đàn ông “chức cao, vọng trọng” được yêu chiều, được hạnh phúc, vì trên môi họ luôn nở những nụ cười mãn nguyện. Nhưng không, trong sâu thẳm tâm hồm họ không chỉ đấu tranh với bản thân mà họ còn  tranh đấu với những “bóng hồng” của chồng. Một sự đấu tranh  và tranh đấu không mệt mỏi để tìm được vị thế của mình trong lòng chồng.
Vợ quan một tiểu thuyết không chỉ nói đến những mưu mô thâm độc, những cạnh tranh khốc liệt của chốn quan trường mà nó còn nói đến một mảng tối - những “bóng hồng” của giới quan chức.
“Chỉ có một thứ mà có tới hai người tranh giành, một bên là vợ, một bên là người tình, rốt cuộc là sẽ để cho ai đây?” Đột nhiên người chồng nghĩ: “Vợ là linh hồn trong trái tim người đàn ông còn tình nhân chỉ là thú vui nhục thể trên giường”.


Đời người cũng giống như trên sàn diễn, bất cứ ai cũng là một diễn viên. Diễn tốt hay không phụ thuộc vào khả năng của mỗi người. Không cần trang điểm cũng chẳng cần học thuộc lời thoại, cảnh diễn không giống nhau thì các vai diễn cũng khác nhau. Cô nghĩ ngay đến câu chuyện đọc được trước đó ít lâu. Người vợ về nhà nhìn thấy chồng mình đang trên giường cùng người đàn bà khác. Người vợ đã không làm ầm ĩ lên như những người đàn bà khác khác mà lặng lẽ vào bếp nấu hai bát canh trứng mang đến trước mặt hai người rồi nói: “Hai người vất vả quá, ăn bát canh trứng này đi cho bổ”. Người chồng cảm thấy có lỗi với người vợ của mình nên chấm dứt việc ngoại tình, còn người phụ nữ kia thấy bản thân có lỗi khi làm tổn thương vợ của tình nhân, tự nguyện rút lui. Từ đó hai vợ chồng họ lại hoà hợp với nhau như thuở ban đầu.” - (Trích trong tiểu thuyết Vợ quan).



“Vợ quan” là một kiểu người thể hiện nét văn hóa đặc biệt, họ là những người được hưởng lợi từ quyền lực chính trị mà người chồng đem lại. Tùy theo địa vị của người chồng trong công việc mà họ sẽ tự tuân theo những quy tắc và quan niệm về đẳng cấp.



“Tình nhân” chỉ là thú vui nhục của người đàn ông nhưng họ lại là người biết cách giữ chân người đàn ông. Một khi họ đã giăng lưới tình để bãy, để quyến rũ “chồng” của kẻ khác thì không “người tình” nào có thể  thoát khỏi cái bãy tình đó. Với họ lợi thế trẻ đẹp cùng những đường cong quyến rũ, cộng thêm cách “gợi tình” khiến người đàn ông không thể cưỡng lại được. “… ngoài tuổi trẻ và sắc đẹp, Trần Tư Tư còn có sức quyết rũ chết người từ hình thể. Tư Tư là giáo viên dạy yoga, ngôn ngữ cơ thể cực kỳ phong phú, điêu luyện, cô ta có thể thực hiện được những động tác có độ khó cao mà người thường không làm được, điều này đã mở rộng tầm mắt cho Thiếu Phong, khiến Thiếu Phong thấy nàng quyến rũ vô cùng và thấy cực kỳ hưng phấn khi được ở gần nàng. Mỗi khi làm tình thì cũng giống như là một lần tập yoga, vừa hưởng thụ được niềm vui tột đỉnh lại vừa có thể rèn luyện sức khoẻ.” - (Trích trong tiểu thuyết Vợ quan). 
 “Tình nhân” luôn biết mình ở vị trí nào trong người đàn ông của họ và họ cũng biết rằng chỉ có thể đứng trong bóng tối cùng sự thành công của người đàn ông đó. Họ sẽ mãi mãi không bao giờ được bước ra ngoài sáng, bởi nơi đó đã có nữ vai chính rồi.

Trong giờ phút quan trọng quyết định đến tiền đồ chính trị của đàn ông, vợ và người tình của người đàn ông đều ra tay thể hiện bản lĩnh của mình giúp anh ta bảo toàn được chức vụ. Cả hai người đàn bà lại bắt tay nhau, diễn thành công vở kịch “chị em”, nhưng cuộc chiến âm thầm giữa hai người đàn bà cũng bắt đầu.

Đọc tiểu thuyết Vợ quan để thấy được quyền lực đúng là một thứ quý giá, có nó hay không có nó là cả một sự khác biệt lớn, quyền to quyền bé hoàn toàn không giống nhau, nó không chỉ đem lại cho người ta sự thỏa mãn và hư vinh về mặt tinh thần mà nó còn có thể giúp người ta có được sự hưởng thụ về vật chất, về dục vọng…
Cuốn tiểu thuyết là một bức tranh phơi bày sự tha hóa của một bộ phận quan chức, giữa những người “vợ quan” này luôn luôn tồn tại mâu thuẫn và những trân chiến ngầm do quan trường tạo nên…, đặt ra nhiều vấn đề đáng để người đọc suy ngẫm và chiêm nghiệm. 
Tác giả đã dùng ngòi bút sắc sảo, lối trần thuật tài tình với các tình tiết được xâu chuỗi logic và cùng các tình huống căng thẳng đã khiến người đọc thấy được “quyền lực là bộ mặt của đàn ông, đàn ông là bộ mặt của phụ nữ. Đàn ông dựa vào quyền lực để thể hiện giá trị của mình, đàn bà thì dựa vào đàn ông để thể hiện sức hấp dẫn của mình”.

Thông tin phát hành:
Tiểu thuyết Vợ quan (2 tập)
         - Tập1: Truy bắt hồ ly tinh
        -  Tập 2: Lòng bàn tay, mu bàn tay đều là thịt
Tác giả: Đường Đạt Thiên,  Nhóm Hồng Tú Tú dịch
NXB Thời Đại ấn hành
Giá bán trọn bộ: 150.000Đ
  Đơn vị phát hành độc quyền: Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông Trí Việt - 70 phố Trung Liệt, Quận Đống Đa - Hà Nội - Tel: 04.35626332
Sách phát hành ngày 25/8/2011 tại các hiệu sách trên toàn quốc.